Đến công nghệ nhận diện khuôn mặt cũng đã có thể… ‘phân biệt chủng tộc’

Cuối cùng, cũng cần phải nói rằng những ứng dụng này không “phân biệt chủng tộc” một cách cố ý, mà chỉ là do giới hạn về những dữ liệu khuôn mặt mà đội ngũ viết nên chúng được tiếp cận. Điều này chỉ ra rằng các công nghệ cần một cơ sở dữ liệu rộng và đa dạng hơn, cũng như cần đến sự đa dạng về giới tính, màu da của những người làm nên các ứng dụng này.


Một nghiên cứu vừa được thực hiện bởi trường Đại học công nghệ Massachusetts (MIT) vừa xác nhận một điều mà các chuyên gia từng nghi ngờ trước đây: đến cả cũng có thể… phân biệt giới tính hoặc chủng tộc dựa trên điều kiện tạo ra nó.

Joy Buolamwini, một nhà nghiên cứu của MIT đã xây dựng cơ sở dữ liệu của 1.270 khuôn mặt các chính trị gia, và sau đó thử nghiện độ chính xác của ba hệ thống nhận diện khuôn mặt khác nhau của Microsoft, IBM và Megvii (Trung Quốc). Kết quả được đăng tải trên tờ The New York Times nói rằng độ chính xác khi nhận diện giới tính của cả ba đều phụ thuộc vào màu da.

Cụ thể, các hệ thống này chỉ sai số khoảng 1% khi nhận diện nam giới màu da sáng, 7% khi nhận diện phụ nữ có màu da sáng, nhưng sai đến 12% trên nam giới da đen và 35% phụ nữ da đen.

“Cơ bản, nam giới được phân loại chuẩn xác hơn phụ nữ theo đúng như kết quả những nghiên cứu trước, và người có màu da sáng hơn được phân loại chính xác hơn,” Joy viết trong kết quả nghiên cứu của mình.

Đã khá nhiều lần các công nghệ nhận diện khuôn mặt bị chê là không chính xác, bao gồm cả mới của Apple. Trường hợp tai tiếng nhất có lẽ là hồi 2015, khi ứng dụng Photos của Google nhận diện người bạn da đen của một kỹ sư phần mềm là… gorilla, buộc Google phải xin lỗi.

Sự sai sót trong nhận diện khuôn mặt không chỉ gây hại cho các thiết bị thông minh, mà có thể ảnh hưởng đến luật pháp khi các camera theo dõi ngày càng được sử dụng phổ biến hơn. Trong khi các công nghệ được phát triển bởi phương Tây có khả năng nhận diện tốt người da trắng, ứng dụng phát triển tại châu Á lại giỏi nhận diện người da vàng.

Cuối cùng, cũng cần phải nói rằng những ứng dụng này không “phân biệt chủng tộc” một cách cố ý, mà chỉ là do giới hạn về những dữ liệu khuôn mặt mà đội ngũ viết nên chúng được tiếp cận. Điều này chỉ ra rằng các công nghệ nhận diện khuôn mặt cần một cơ sở dữ liệu rộng và đa dạng hơn, cũng như cần đến sự đa dạng về giới tính, màu da của những người làm nên các ứng dụng này.

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *